Đại học Stanford mệnh danh là đại học khó trúng tuyển nhất nước Mỹ, được sinh ra dành để đào tạo những nhân tài tương lai của thung lũng Silicon nói riêng và thế giới nói chung. Danh tiếng của Stanford vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ vươn ra ngoài thế giới. Vậy những gì đã tạo nên chúng? Theo tôi đó chính là tác động của các giá trị về nghiên cứu ở Stanford với thế giới. Vậy có gì bên trong căn phòng thí nghiệm của Stanford mà nơi đây được đặt cho 4 chữ “thay đổi thế giới”?
Lịch sử hình thành và phát triển của căn phòng thay đổi thế giới
Căn phòng thay đổi thế giới tại Đại học Stanford là một trong những trung tâm nghiên cứu hiện đại bậc nhất của MỸ tại thời điểm hiện tại. Đây là nơi Mỹ thực hiện các đột phá làm thay đổi thế giới, khám phá vươn mình ra vũ trụ. Ngoài ra, căn phòng này còn có tên là Trung tâm máy gia tốc tuyến tính Stanford (Stanford Linear Accelerator Center).
Trong quá trình hoạt động suốt hơn 50 năm hoạt động, căn phòng này là nơi các nhà khoa học nghiên cứu và tìm hiểu được nhiều bí ẩn của thế giới, vũ trụ, những tác động của chúng đến cuộc sống loài người và chúng thay đổi thế giới như thế nào. Các lĩnh vực nghiên cứu tại SLAC rất đa dạng và phong phú, bước đến đây, bạn sẽ có cảm giác như bước vào trung tâm của tương lai, vì những trang bị hết sức hiện đại vượt xa tưởng tượng và cơ chế tự động hóa thông minh.
>> Xem thêm: Du học Mỹ thành công cùng USIS Education
Dưới sự điều hành của Đại học Stanford do sự chỉ đạo của Bộ Năng lượng Mỹ, hằng năm tại căn phòng này các nhà khoa học công bố hơn 850 nghiên cứu khoa học. Năm 1962, Trung tâm Gia tốc Tuyến tính Stanford được chính thức đầu tư khởi công xây dựng tại đại học Stanford, ngôi trường nổi tiếng với những nhân tài về lĩnh vực nghiên cứu khoa học hàng đầu nước Mỹ và thế giới. Trong thời gian hoạt động, SLAC đã chứng minh được danh tiếng của mình qua quá trình tập trung đầu tư và phát triển nghiên cứu hiệu quả, trở thành phòng thí nghiệm khoa học hiện đại nhất thế giới. Điều này được công nhận rộng rãi trong các trang công nghệ.
Căn phòng thay đổi thế giới này cũng là cái nôi sinh ra nhiều phát minh vĩ đại để đời, đạt các giải Nobel và được thế giới ngợi ca.Vào năm 1990, hai nhà khoa học của SLAC là Richard Taylor và Jerome I. Friedman cùng cộng sự Henry Kendall đã giành giải Nobel Vật Lý nhờ phát hiện ra hạt quark. Đến năm 1976 và 1995, tiếp tục có thêm các nhà hoa học của SLAC được nhận giải thưởng cao quý này nhờ nghiên cứu ứng dụng của máy gia tốc hạt, góp một kiến thức nghiên cứu quan trọng cho lĩnh vực gia tốc hạt trên thế giới. Hiện tại, căn phòng này vẫn đang giữ vững vị thế của mình, tiếp tục những nghiên cứu nổi bật, làm thay đổi thế giới.
Nghiên cứu bên trong căn phòng thay đổi thế giới tại Stanford
Để duy trì hoạt động và phát triển nghiên cứu, Mỹ hàng năm đầu tư cả nghìn tỷ USD vào SLAC để cải tiến thiết bị, củng cố cơ sở vật chất làm tiền đề thu hút nhân tài đến nghiên cứu. Qua gần 60 năm hoạt động, căn phòng này tập trung nghiên cứu các vấn đề về vật lý nguyên tử dạng rắn, hóa học, sinh học, bức xạ synchrotron và laser, bên cạnh đó còn nghiên cứu về vật lý lý thuyết, các loại hạt cơ bản, vật lý hạt nhân và vũ trụ học. Những nghiên cứu này đã góp phần rất lớn cho các lĩnh vực kỹ thuật, y tế, năng lượng,…hỗ trợ cho các mặt hoạt động của con người, làm thay đổi thế giới.
Một điều làm cho SLAC nổi trội đó chính là máy gia tốc hạt dài 3.2 km, trở thành phần quan trong cho cấu trúc nghiên cứu của phòng khoa học này. Đây cũng là dụng cụ để nghiên cứu của các nhà khoa học mang về 3 giải Nobel. Máy gia tốc này của Stanford đang nắm vị trí kỷ lục của thế giới khi có thể phát ra tia X sáng nhất cho thiết bị Linac Coherent Light Source (LCLS). Chiếc máy này cũng chính là công cụ hiện đại bậc nhất được trang bị cho SLAC để thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu về nguyên tử dử dụng, là thiết bị được Bộ Năng lượng Mỹ lắp đặt để thu hút nhân tài được nói đến ở trên. Theo thống kê, mỗi năm có hơn 2000 nhà khoa học đến SLAC để sử dụng LCLS phục vụ nghiên cứu.
Những trạng thiết bị hiện đại ở đây cũng là nhân tố không thể thiếu trong nghiên cứu các ứng dụng được phát triển và sử dụng phổ biến trong y tế như hình thành các loại thuốc: điều trị u, u ác tính, HIV, virus Ebola, huyết áp cao,… Ngoài ra tia X tại SLAC còn được sử dụng trong các nghiên cứu cải tiến chip máy tính, máy bay phản lực, máy lọc dầu, cửa sổ thông minh,….
Hiện nay, nhiều nguồn năng lượng sạch và bền vững được áp dụng trong thực tế xuất hiện đầu tiên cũng ở căn phòng này. Đặc biệt là pin Mặt trời, qua cách tìm hiểu, mô phỏng quá trình thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời tạo thành năng lượng, các nhà khoa học tìm ra năng lượng mặt trời và sử dụng tia X để nghiên cứu nâng cao hiệu suất.
Những thông trên đã chứng tỏ cho bạn thật không hổ danh khi gọi SLAC là căn phòng thay đổi thế giới tại Stanford. Nhờ các thiết bị hàng đầu thế giới, SLAC thành nơi tái tạo nhiều sự kiện quan trọng của vũ trụ, chứng minh nghiên cứu được nhiều lý thuyết và dự đoán tác động lối mòn, thay đổi tư duy nghiên cứu nhiều vấn đề trên thế giới. Đây vừa là phòng nghiên cứu vĩ mô vừa có thể thu tầm vi mô.
Do đó, Stanford không những khó trúng tuyển nhất mà còn là đại học có chi phí: sinh hoạt, ký túc xá, học phí trung bình đắt đỏ hàng đầu nước Mỹ. So với Stanford, các trường đại học khác dù chi phí thấp hơn nhưng vẫn cao đối với đa số du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đã có ước mơ du học thì cũng không quá lo lắng vì du học Mỹ vẫn có thể làm thêm, bạn có thể kiếm thêm thu nhập đỡ đi phần nào gánh nặng gia đình về kinh tế, góp phần thực hiện hóa giấc mơ du học của mình.
California là bang có nhiều người Việt sinh sống nhất, tâm lý sinh viên Việt Nam có xu hướng chọn bang này để thực hiện giấc mơ du học Mỹ của mình. Stanford là sự lựa chọn lý tưởng, nhưng vẫn còn rất nhiều trường danh tiếng như: Fresno State, California State University – Fullerton,… Các trường này đều có đối tác ở Việt Nam, nhắc đến đối tác phải nói đến USIS Education, công ty tư vấn du học Mỹ được rất nhiều sinh viên quan tâm chia sẽ, hiện đang được rất nhiều bạn tìm đến yêu cầu được tư vấn.