Ước mơ chả bao giờ đánh phí ai cả, nhưng ước mở chỉ thành sự thật với những ai dũng cảm và kiên thực thực hiện nó. Trường hợp của nam sinh viên- Lê Công Toàn từ Hà Tĩnh là một ví dụ. Tranh thủ, nỗ lực học mọi lúc mọi nơi là chía khóa chính cho sự thành công của Toàn. Với những nỗ lực không ngừng, bạn cũng không ngờ hành trình dành học bổng Mỹ và tới thủ đô Washington của mình lại đến nhanh như thế.
Lần lượt chinh phục các khó khăn, thử thách
Trong buổi gặp gỡ nhập trường cách đây 3 năm, thầy chủ nhiệm đã dặn dò “Các em hãy quên mình trước đó là ai đi”. Sở dĩ thầy nói như vậy bởi lớp của Toàn đa phần là những học sinh giỏi đến từ các trường hàng đầu trong cả nước. Khi vào học rồi, Toàn càng thấy những lời nhắn nhủ của thầy thật sáng suốt.
Dù là học sinh giỏi, nhưng khi tiếp cận với chương trình học quốc tế, các học sinh đến từ môi trường giáo dục Việt Nam vẫn thấy mình như “vịt nghe sấm”.
“Điểm tổng kết tiếng Anh được 8 phẩy, nhưng khi học các môn mà mình chủ động lựa chọn, ban đầu em không hiểu nổi do không nghe được gì”- Toàn nhớ lại.
Nếu tình trạng như vậy tiếp diễn, Toàn sẽ khó có thể theo học nên nửa đầu thời gian lớp 10, em dốc hết sức để làm bật tiếng Anh lên.
Nỗ lực trau dồi khi giao tiếp với các bạn cùng phòng và Toàn đã qua được rào cản ngôn ngữ, việc học cũng có cách tiếp cận khác hẳn. Được chọn các môn học theo khả năng, sở thích và không phải “gánh” tới 13 môn bắt buộc như bạn bè đồng trang lứa ở các trường Việt Nam, nhưng để học cho ra tấm ra món 7 môn – trong đó có 3 môn thi A Level và các môn Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý…cũng không dễ dàng gì.
Bản chất chương trình học khác hẳn với khi ở Việt Nam
Có một chút thuận lợi là môn toán lớp 10 của chương trình ICGSE tương đương lớp 8-9 chương trình Việt Nam. Tuy nhiên, ở các môn Khoa học khác (như Lý, Hoá, Sinh), nếu học ở trường Việt Nam, nắm vững lý thuyết là đã có thể ẵm điểm tuyệt đối thì khi học theo chương trình A Level không như vậy.
Học sinh bắt buộc phải nắm được bản chất của sự việc và làm thực hành nhiều thì bài thi mới có kết quả tốt.
“Học ở đây, thời gian làm thí nghiệm khá nhiều. Bọn em không phải tưởng tượng thực hành nữa”, Toàn nói.
Một khác biệt nữa là thầy cô hay giao các bài tập liên quan đến thuyết trình, làm việc nhóm. “Hầu như tuần nào cũng có bài tập như vậy. Điều này giúp chúng em có kỹ năng thuyết trình và kỹ năng đứng trước đám đông thành thạo:”
Một điểm đáng nói nữa là các kỳ thi. Sẽ có 2 lần thi giữa kỳ và cuối kỳ, mỗi lần thi kéo dài hàng tháng. Mỗi môn thi sẽ có khoảng 2-3 tờ, mỗi tờ sẽ cách nhau từ vài ngày đến vài tuần. Còn tài bbliệu ở đây là những công thức tính toán, những chỉ số cơ bản trong toán, lý, hóa.
“Cách tổ chức học và thi như thế này, ngoài trang bị kiến thức bền vững, còn rèn cho học sinh thái độ nghiêm túc và trách nhiệm với việc học. Học không phải để đối phó với các kỳ thi mà học để thực sự cho mình. Đây chính là những phẩm chất quan trọng sau này sẽ giúp ích cho mình ở tương lai” – cậu học trò 18 tuổi nhìn nhận lại những trải nghiệm sau 3 năm học ở trường.
Học từ tất cả mọi người, nhất là bạn bè
Dù sống xa cha mẹ từ bé, nhưng những ngày đầu ra Hà Nội học, Toàn vẫn không tránh khỏi cảm giác cô đơn và lạc lõng.
Khi vượt qua được cảm giác đó, quãng thời gian sống ở ký túc xá đã cho em những “món quà” quý giá. Đó là những người bạn học. Bạn Lực truyền động lực đến với thể thao, bạn Nhân thì “dẫn dắt” em đến với sự mới mẻ là tranh biện.
Với Toàn, tranh biện vẫn là một hoạt động gì đó lạ lẫm. Những ngày đầu, bạn Nhân (Á quân của chương trình tranh biện Trường Teen trên VTV6) đã giới thiệu Toàn tham gia hoạt động của nhóm Hanoi Debate Tounament. Từ đó, Toàn học thêm những kỹ năng như notetaking, rồi tư duy phản biện. Từng tham gia đội tranh biện không ủng hộ vấn đề “Chùa Online” và bị thua, Toàn nói sự thất bại đã giúp cậu có những kinh nghiệm quý giá. “Cái quan trọng là biết mình yếu ở đâu”.
Có một điều mà Toàn thấy được “học từ bạn” nữa là những buổi trả bài theo dự án. Khá ngạc nhiên là những giờ học môn Lịch sử lại giúp em “học từ bạn” được nhiều hơn cả. Trước đây, học Lịch sử là một “sự chịu đựng” và cậu chỉ mong ngóng sao cho giờ học đó chóng qua, thì ở đây Toàn thay đổi hẳn.
Toàn nộp hồ sơ cho trường Whitman vào ngày cuối cùng của năm 2018 chỉ cách hạn chót có mấy tiếng. Đến ngày 18/1, Toàn nhận được thư đồng ý với mức hỗ trợ tài chính lên tới 66.650 USD/năm khi du học Mỹ.
Tiếp theo đó, liên tiếp 6 trường đại học nữa mời nhập học với các mức hỗ trợ tài chính khác nhau nhưng em quyết định chọn ngành Công nghệ Thông tin của trường ĐH Whitman để theo học đại học.
thể thấy, ít ai dám kiên trì theo đuổi ước mơ của mình thành công. Nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi từ những người xung quanh, nỗ lực từng bước một và nhìn nhận lại sau mỗi trải nghiệm thì không gì là không thể. Chúng tôi hi vọng câu chuyện của Toàn ở trên là nguồn cảm hứng với những ai đang ấp ủ trong mình được nhận học bổng du học Mỹ. Chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe, niềm vui và thành công trong cuộc sống các bạn nhé.