Truyền thuyết về Ivy League – “Dream School” của hàng triệu triệu kẻ mộng mơ trên toàn thế giới có phải chỉ xoay quanh những con số, thiên tài và mức tiêu chuẩn đầu vào “không phải dạng vừa”. Còn điều gì mà bạn còn bỏ lỡ ở những ngôi trường đẳng cấp thế giới này. Bài viết sẽ cùng bạn khám phá ngôi trường trong mơ thông qua Infographic 05 sự thật thú vị về Ivy League mà không phải ai cũng biết.
1. Tỉ lệ tuyển sinh thấp nhất nước Mỹ
8 ngôi trường trong nhóm Ivy League đều góp mặt trong TOP 15 ngôi trường chất lượng nhất ở Mỹ do US News & World Report công bố. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêu chuẩn đầu vào của những ngôi trường này cũng phải cao hơn những ngôi trường công lập một vài bậc. Và để tạo ra những cái tên làm nên tên tuổi cho Ivy League qua từng niên khóa, thì việc chọn lọc nhân tài ngay từ ban đầu luôn là yếu tố được chú trọng bậc nhất.
Theo đó, với tỉ lệ tuyển sinh của các trường trong nhóm Ivy League từ 5.5 – 11% trên tổng số hồ sơ nộp vào trường và trong đó Harvard – ngôi trường “cựu thần” trong nhóm hiện đang nắm giữ vị trí đầu bảng khi tỉ lệ tuyển sinh chỉ ở mức 4.59% – thấp nhất nước Mỹ tính cho đến thời điểm hiện tại.
2. Không cấp học bổng dựa trên thành tích thể thao
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về nguồn gốc của Ivy League, có lẽ bạn cũng biết xuất phát điểm của nhóm là một liên đoàn thể thao bao gồm 8 ngôi trường thuộc miền Đông Bắc Hoa Kì. Với những thành tích “Khủng” trong thể thao xuyên suốt hơn nửa thế kỉ gây dựng. Nhưng có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng những ngôi trường này không cấp học bổng dựa trên thành tích thể thao, mặc dù mỗi trường đều có riêng cho mình hơn 30 câu lạc bộ.
3. Mạnh những môn “truyền thống”
Với lịch sử lâu đời, 7 trong số 8 ngôi trường trong nhóm Ivy League được hình thành khi nước Mỹ còn là thuộc địa: Havard ra đời năm 1636, tiếp theo là Yale năm 1701,… Chỉ có duy nhất Viện Đại học Cornell được thành lập sau đó, vào năm 1865. Vì vậy nên thế mạnh đào tạo của những ngôi trường này nghiêng nhiều về những chuyên ngành “truyền thống” hơn là những chuyên ngành theo “thời đại”. Minh chứng điển hình như bằng Luật của Harvard hoặc Yale đều sẽ chuyên sâu hơn ngành kĩ thuật.
4. Cựu học sinh Ivy League
Nằm trong những điểm sáng nhất của Ivy League không thể không kể đến mạng lưới cựu sinh viên rộng lớn và danh tiếng bậc nhất nước Mỹ. Ivy League từ lâu đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng và sản sinh ra rất nhiều những thiên tài, tỉ phú, cũng như những nhà lãnh đạo xuất chúng cho không những ở Mỹ mà trên toàn thế giới.
Những cái tên không thể không nhắc đến như : Tổng thống Mỹ Donald Trump (tốt nghiệp Đại học Pennsylvania); Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama (tốt nghiệp Đại học Harvard) hay cả nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos (tốt nghiệp Đại học Princeton), tỷ phú người Mỹ Warren Buffett (tốt nghiệp đại học Columbia), và có lẽ bạn chưa biết, nữ diễn viên tài năng Natalie Portman cũng nằm trong mạng lưới cựu sinh viên Ivy League, thuộc trường đại học Harvard.
Một vài số liệu thống kê nghề nghiệp:
– Với 114 công tố viên tòa án tối cao ở Mỹ , hơn một nửa trong số đó theo học ở Ivy League.
– Nằm trong TOP 100 các công ty Startup của CNN, có đến 34 CEO theo học Harvard.
– Upenn là nguồn cung nhân lực hàng đầu của các công ty tài chính như Morgan Stanley, Goldman Sách và Citigroup.
5. Mức lương “Khủng” sau khi tốt nghiệp
Theo như số liệu cung cấp từ USIS Education thì mức thu nhập trung bình sau khi tốt nghiệp của các cựu sinh viên Ivy League ở mức 59,124 USD/năm. Việc theo học ở một ngôi trường thuộc nhóm Ivy League sẽ cho bạn cơ hội có được mức thu nhập tốt trong tương lai.
Bảng thống kê mức thu nhập của cựu sinh viên Ivy League:
Có rất nhiều kẻ mộng mơ với nghị lực của bản thân đã vẽ lại giấc mơ Ivy League vào chính cuộc sống của họ. Một giấc mơ nhưng là của hàng triệu người. Bạn có phải là kẻ mộng mơ đầy bản lĩnh. Hãy khám phá bản thân và nỗ lực hết mình bởi “We become what we think about”.
>> Xem thêm: Mách nước mẹo đạt điểm cao trong kì thi SAT để ứng tuyển học bổng Mỹ
Du học Mỹ không phải là con đường duy nhất nhưng có lẽ là con đường ngắn nhất giúp bạn tiếp cận được với sự tiến bộ của nhân loại cũng như mở rộng con đường học vấn và sự nghiệp của mình một cách nhanh chóng nếu như bạn là người biết cách lĩnh hội. Vậy nên nếu đã có cho mình ước mơ về một nước Mỹ phồn hoa thì còn chờ gì mà không tỉnh dậy và biến giấc mơ đó thành “ngày mai” của bạn.