Úc nổi tiếng với tính sáng tạo và là quốc gia có nhiều người từ các nơi khác đến sinh sống, làm việc nên làm cho nước Úc sở hữu nhiều tài năng trong hơn 2 thế kỷ qua. Dưới đây là 4 phát minh của nước Úc đã làm thay đổi toàn thế giới không kém cạnh các nước như Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, v.v…
Cấy ghép da
Ghép da hay cấy ghép da là một loại phẫu thuật cấy ghép các tế bào da lành vào các vùng tế bào da bị tổn thương. Cấy ghép da được sử dụng để điều trị: vết thương hoặc thương tích rộng; bỏng; các khu vực da bị nhiễm trùng do viêm hoại tử hoặc Fulminans ban xuất huyết; bệnh nhân bị ung thư da.
Cấy ghép da phục vụ 2 mục đích: giúp giảm quá trình điều trị cần thiết và thời gian theo dõi ở bệnh viện sau khi phẫu thuật & cải thiện về chức năng, diện mạo của bệnh nhân được cấy ghép da.
Vào năm 1999, người đầu tiên được cấp bằng sáng chế về kỹ thuật cấy ghép da là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Fiona Melanie Wood AM – Giám đốc đơn vị bỏng của bệnh viện Hoàng gia Perth & dịch vụ bỏng Tây Úc.
Bà sử dụng một bản vá nhỏ làn da mới được bảo quản trong phòng thí nghiệm, sau đó các tế bào mới đó được phun lên da bị tổn thương của bệnh nhân, quá trình này đã làm giảm đáng kể thời gian phục hồi và ít để lại sẹo hơn.
Phát minh của bà đã góp phần rất lớn trong việc chữa trị cho 28 nạn nhân bị bỏng từ các vụ đánh bom ở Bali. Ngoài ra, bà Fiona cũng là giáo sư lâm sàng của trường Nhi khoa – Sức khỏe trẻ em tại đại học Tây Úc và giám đốc Quỹ nghiên cứu McComb. Bên cạnh đó, một trong những người Việt ở Úc đã trở thành triệu phú khi sáng lập hệ thống giáo dục MindChamps.
https://duhoc.tips/chia-se/david-chiem-hanh-trinh-tro-thanh-trieu-phu-uc/
Cấy ghép ốc tai
Hệ thống cấy điện cực ốc tai giúp thay thế chức năng các tế bào nang lông của tai trong. Kết quả là chúng đã khôi phục lại được khả năng nắm bắt và nghe hiểu âm thanh của bạn. Thiết bị không làm cho âm thanh to lên mà làm giảm áp lực lên các bộ phận hoặc mô bị tổn thương của tai trong, giúp tín hiệu được truyền trực tiếp đến dây thần kinh thính giác. Chính điều này đã giúp bạn có thể nghe và hiểu được lời nói. Cha của Giáo sư Graeme Clark bị mất thính giác, điều đó đã tạo động lực cho ông phát minh ra tai Biomic và được đưa vào sử dụng vào năm 1987.
Cánh tàu
Benjamin Lexcen AM (Ben Lexcen) là một du thuyền người Úc và là kiến trúc sư về hàng hải. Ông sinh vào ngày 19/03/1936 ở thị trấn nhỏ ở Boggabri – New South Wales. Cha và mẹ ông là Edward và Ethel đã bỏ ông lại một mình khi ông còn rất nhỏ tại thị trấn Boys – Engaline xa xôi. Sau đó ông chuyển đến sống cùng ông nội ở Newcastle.
Đến năm ông 14 tuổi, ông nhận thấy nghề thợ máy đầu máy nơi ông sống đang rất phát triển và cần thêm nhiều nhân lực nên ông quyết định rời trường để theo đuổi nghề thợ máy. Nhưng vài tháng sau đó ông nhận ra bản thân có sự đam mê và thích thú thuyền buồm, một lần nữa ông chuyển sang lắp ráp và thiết kế thuyền buồm.
Hai năm sau, ông cùng người bạn là William Bennett thiết kế ra chiếc thuyền buồm đầu tiên tên là The Comet ở Hamilton – NSW. Cả hai lên ý tưởng tạo dựng tên tuổi cho mình và họ đã nối tiếng khi tham gia cuộc thi sáng chế tại địa phương.
Ben Lexcen khi ở Queensland cùng với cộng sự là Norman Wright học nghề chèo thuyền để tham khảo thêm các phát kiến mới. Năm 1960, ông đạt giải vô địch thế giới 18 Footer với tác phẩm “Taipan”. Một năm sau, Ben giành giải vô địch thế giới với tư cách người kế vị “Venom”.
Năm 1967, ông là người kế thừa Olympic với tư cách là người phát minh ra chiếc thuyền Finn. Sau đó phát mình được đổi thành The Contender và được trao tặng giải thưởng ở hơn 12 quốc gia trên thế giới cùng với đội tàu của mình vào năm 1968.
Năm 1983, ông cho ra mắt thiết kế Keel có cánh áp dụng cho Australia II. Ông là người đầu tiên không phải là người Mỹ đạt được Cup Mỹ danh giá sau 132 năm.
Tủ lạnh
Máy làm đá hoặc máy tạo đá là thiết bị làm nước đá viên hay khối nước đá lớn và được làm với số lượng lớn hơn so với chiếc tủ lạnh bình thường. Về sau này được cải tiến thành máy tạo băng, bao gồm cơ chế bay hơi, bộ phận điều khiển/khung giữ có liên quan trực tiếp đến việc làm và đẩy đá rã đông vào một kho lưu trữ.
Năm 1855, người đàn ông đầu tiên của Úc đã làm ra chiếc máy làm đá là James Harrison, ông tìm thấy cách làm chiếc máy này được phát minh ra vào năm 1748 do William Cullen tại Đại học Glasgow. Ông cải tiến nó thành máy làm đá cục và một tủ lạnh dùng hệ thống hơi nén. Tuy nhiên, chiếc tủ lạnh mà James chế tạo ra lớn hơn tủ lạnh bây giờ rất nhiều.
Trên đây là thông tin để bạn có thể thấy nước Úc có gì đặc biệt hấp dẫn du khách nói riêng cũng như với mọi người trên thế giới nói chung. Hãy luôn theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về tin tức nước Úc trước khi đi du lịch Úc hay sang Úc du học và làm việc nhé.