Rất nhiều quý vị đọc giả cũng rất quan tâm đến Trâm Anh, không biết việc học của Trâm Anh có thuận lợi không? Không biết Trâm Anh có thể thích ứng với cuộc sống ở Harvard? Không biết Trâm Anh có gặp phải sự phân biệt đối xử? Những quan tâm lo lắng đó đầy ắp tình yêu mà họ dành cho Trâm Anh. Để đáp lại tình yêu đó, những trung tâm tư vấn du học Mỹ tại Việt Nam đã thu thập những gì Trâm Anh nói qua các bài báo bài viết và truyền thông sự kiện gửi đến các bạn!
Trước khi nhập học, một kiểu nạp năng lượng khác
Ngày 04/09/2018, tại thành phố Boston bang Massachusetts – Mỹ, trời đẹp hệt y như khi Trâm Anh bước chân đến nơi đây. Bà Marry lái chiếc xe Jeep thân yêu đưa Trâm Anh cùng với 4 kiện hành lý tới Harvard. Sau khi Trâm Anh loay hoay mãi với 4 bảng thông báo trúng tuyển mới đưa ra lựa chọn cuối cùng là Harvard, bà Marry đã nói với Trâm Anh nên bay sang Mỹ ít nhất là trước 1 tháng để tìm hiểu và thích ứng dần với cuộc sống nơi đây, đồng thời nâng cao hơn nữa khả năng tiếng Anh của mình.
Nửa tháng sau khi đến Mỹ, Trâm Anh chuyển đến nhà cô Ali ở Washington để rèn luyện kỹ năng viết bằng tiếng Anh. Sau đó, ông bà Marry lại mời cô đến thành phố biển Boston để nghỉ hè. Ngoài Trâm Anh ra, bà còn mời cả 1 học sinh Việt Nam khác là Nguyễn Thị Sao Ly đang học tại đại học Colombia đến cùng. Nguyễn Thị Sao Ly học hơn Trâm Anh 1 khóa tại đại học Johns Hopkins, Mỹ – là 1 trong những đại học đào tạo Y khoa tốt nhất thế giới vào tháng 4/2017.
Khi cô ấy còn học trung học ở Đà Nẵng, dự án giao lưu học viên Việt Nam – Washington do bà Marry làm chủ đã mời cô sang Mỹ trước Trâm Anh 1 năm. Nguyễn Thị Sao Ly đến Mỹ học theo diện học bổng toàn phần, học bổng đó là do Hội nghị GTCbio Drug Discovery được tổ chức tại San Diego, Mỹ vào năm 2015 tài trợ. Kiểu học bổng mang tính chất tài trợ thuần túy đó có cả tiền nghỉ hè hằng năm và người được hưởng không phải chịu bất kỳ 1 gánh nặng nào trong suốt 4 năm đại học.
Học bổng mà đại học Colombia dành cho Trâm Anh cũng vậy, thật tiếc là cô phải bỏ qua nó, nhưng nghĩ đến việc nó sẽ được dành cho 1 sinh viên trúng tuyển dự bị người Việt Nam khác, cô cũng cảm thấy rất vui. Nguyễn Thị Sao Ly là 1 học sinh vô cùng toàn diện của đại học Colombia, nghe cô ấy kể lại những điều đã tận mắt chứng kiến tại 1 trường đại học nổi tiếng tại Mỹ, Trâm Anh thấy bản thân tự tin hơn hẳn. Đó là quãng thời gian thật thư thái và vui vẻ!
Mới đến Harvard, những cảm ngộ về “giả dối” và “chân lý”
Chiếc xe Jeep lướt như bay trên đường quốc lộ, những tòa kiến trúc đồ sộ xuất hiện ngày 1 dài giữa làn cây 2 bên đường. “Đây là thành phố Cambridge, chỉ 1 lát nữa chúng ta sẽ đến Harvard”. Bà Marry nói 1 cách hào hứng. Trâm Anh ngắm nhìn những tòa nhà xung quanh với ánh mắt hiếu kỳ, mong sao sớm được nhìn thấy cổng trường để dừng lại chụp vài kiểu ảnh. Lúc về quê để chào bà ngoại trước khi đi, các dì các mợ của cô đều dặn: “Đừng quên chụp vài kiểu ảnh trước cổng Harvard rồi gửi về cháu nhé!”.
Nhưng mãi đến khi bà Marry dừng xe trước 1 tòa nhà cao ngất và nói “Đây là nơi chúng ta sẽ ghi tên nhập học”. Trâm Anh vẫn không hề nhìn thấy cái gì ra dáng cái gọi là “Cổng trường Harvard” cả. Marry nói “Đúng vậy, Harvard không có cái cổng vào chính thức nào cả. Nhưng em có thể chụp ảnh lưu niệm dưới tượng đồng Harvard”. Sau đó, các thầy cô, các bạn và người thân của Trâm Anh đều nhận được 1 tấm ảnh Trâm Anh đang mỉm cười dưới chân tượng đồng.
Những tấm ảnh gửi tặng đó thật ra thực ra đều là do cô chụp lại từ tấm ảnh ban đầu, vì sau khi gửi ảnh về nhà chẳng bao lâu bà Marry bị thương trong 1 vụ tai nạn xe. Trong tình cảnh đó, Trâm Anh cũng ngại nhờ bà tìm cho tấm phim gốc. Có thể là do bức tượng đồng quá cao nên để lấy hết được bức tượng thì khuôn mặt cô lại không được rõ lắm, chụp lại vài lần thì hầu như không còn nhìn rõ là ai nữa, Trâm Anh đành phải nhờ cha ghi thêm 1 dòng chữ dưới tấm ảnh “Kính tặng… làm kỷ niệm – Trâm Anh chụp tại Harvard”.
Dã ngoại – Không phải tập quân sự nhưng còn hơn tập quân sự
Một chuyến dã ngoại là món quà mà nhà trường dành cho Trâm Anh trước khi vào học. Sau khi ghi tên nhập học, cuộc sống tại Harvard của cô xem như chính thức bắt đầu. Cũng giống như các trường đại học Mỹ khác, Harvard không có các lớp cố định và thời khóa biểu thống nhất, đương nhiên cũng không thể hình thành mối quan hệ bạn cùng lớp giống như các trường ở Việt Nam.
Làm thế nào để sinh viên có cơ hội kết bạn và hòa mình vào tập thể trở thành 1 vấn đề khiến nhà trường phải đầu tư suy tính rất nhiều. Để các sinh viên mới đến từ khắp toàn quốc và từ các nơi trên thế giới làm quen với nhau, cứ mùa thu hằng năm, 1 tuần trước khi nhập học, Harvard lại tổ chức rất nhiều hoạt động dành cho sinh viên mới như công ích xã hội, thí nghiệm khoa học hay dã ngoại cứu sinh…
Trong đó 1 số hoạt động sinh viên phải nộp tiền mới được tham gia, dã ngoại cứu sinh chẳng hạn, nếu Trâm Anh không được học bổng toàn phần thì phải nộp 400 USD để tham gia. Có những hoạt động sinh viên lại có thể được lãnh lương, như quét dọn ký túc xá chẳng hạn. Những sinh viên ghi tên nhập học muộn thường chọn hoạt động quét dọn ký túc xá bởi hoạt động này không hạn chế số người tham gia.
Theo những bạn tham gia hoạt động này cho biết, lau sàn nhà, và lau dọn nhà vệ sinh 8 tiếng/ngày tuy vất vả nhưng cũng có rất nhiều chuyện hài hước, thông qua đó càng dễ kết thành bạn bè. Nhưng đương nhiên, dã ngoại cứu sinh vẫn là hoạt động được nhiều người yêu thích nhất.
Hồi còn ở trong nước, những gì đã trải qua trong 30 ngày tập quân sự khi mới vào lớp 10 cũng gần tương tự như vậy. Theo Trâm Anh, tập quân sự chủ yếu tập trung rèn luyện ý chí và tính kỷ luật thông qua những biện pháp mang tính bó buộc và phục tùng. Dã ngoại cứu sinh ngoài việc rèn luyện ý chí cho từng cá nhân còn có tác dụng bồi dưỡng nâng cao sự đoàn kết và khả năng hợp tác với người khác bằng phương thức kích thích bản thân khắc phục những khó khăn của mỗi người.
Dã ngoại cứu sinh cũng hàm chứa việc nâng cao tính kỷ luật bởi nó tuân theo 1 kế hoạch cố định, nhưng ngoài ra còn chú trọng bồi dưỡng nhiều tố chất khác như: đề ra và thực thi kế hoạch; làm việc theo nhóm; khả năng ứng biến; khả năng điều chỉnh các mối quan hệ và đặc biệt là phải bảo vệ môi trường dù đang ở trong hoàn cảnh vừa khổ vừa mệt vừa đói và khả năng tự lập khi du học “một mình” ở Mỹ… Điều này mang lại những lợi ích không phải là nhỏ!
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du học Mỹ