Đầu tư cho giáo dục theo hướng xã hội hóa, hiện đại hóa là tiền đề quan trọng góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, phát triển con người và nâng cao tính tiến bộ của xã hội.
Đầu tư giáo dục trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra
Khi tuyển thủ cờ vây số một thế giới Lee Sedol bị đánh bại bởi phần mềm máy tính AlphaGo, hay việc tập đoàn Foxconn của Đài Loan, Trung Quốc, nhà sản xuất linh kiện chính của hãng Apple, dùng 1.000 robot để thay thế hơn 60.000 lao động, nhiều người nhận ra thực tế cách mạng công nghiệp tạo ra một cuộc sống ưu việt hơn nhưng kèm với đó là không ít thách thức.
Làm sao để làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra và nắm giữ những thành tựu của nó là mối quan tâm chung của mỗi quốc gia.
“Xóa mù” công nghệ để chuẩn bị cho tương lai
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, sự thay thế sức lao động bằng máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo.
Như vậy, dù muốn hay không, cách mạng công nghiệp 4.0 với những đặc trưng là bắt nguồn từ công nghệ, đang thực sự diễn ra với cả cơ hội lẫn thách thứ. Khoảng trống lớn nhất đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam trong thời đại công nghệ số là phải làm sao “xóa mù” công nghệ, đảm bảo mỗi công dân đều được trang bị kiến thức về công nghệ.
Cụ thể hơn là phải ưu tiên tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đủ năng lực cần thiết, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật.
Giáo dục và đào tạo cần phải biến đổi mạnh mẽ sang mô hình đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”. Đối với người lao động, không có lực chọn nào khác ngoài việc thích nghi bằng cách tích cực học hỏi, đào tạo, dự đoán các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa.
Vì thế, ông Tuấn khẳng định những kiến thức và kỹ năng mà người lao động trong thời đại công nghiệp 4.0 bắt buộc phải có là về công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu, thống kê mang tính tổ chức và quy trình, khả năng tương tác giao diện hiện đại (người – máy, người – robot), kỹ năng tự quản lý thời gian, thích ứng với thay đổi, làm việc nhóm, giao tiếp xã hội.
Trong bối cảnh nhiều công việc bị thay thế bởi robot, các nhà hoạch định chiến lược giáo dục đều đồng ý rằng con người cần thay đổi kỹ năng và tư duy làm việc để có thể sống và làm việc với robot.
GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah (Mỹ), đã nhắc nhở các bạn trẻ rằng con người không thể tranh giành công việc với robot vì chúng ta không thể làm 24 giờ/ngày và 365 ngày/năm; càng không thể truy cập thông tin nhanh và nhiều bằng chúng. Trong tương lai, trách nhiệm của robot là trả lời câu hỏi. Nếu đang học để trả lời câu hỏi, bạn đang học để làm công việc của robot?
TS Bernhard Schindlholzer, chuyên gia lĩnh vực Máy học và Thương mại điện tử đến từ Google, từng chia sẻ: “Thứ lớn nhất mà con người có thể hơn máy tính là khả năng tư duy sáng tạo và thiết kế những giải pháp cho các vấn đề – thứ mà robot vĩnh viễn chỉ có thể bắt chước”.
Giáo dục chuẩn bị cho tương lai
Ngay khi cuộc cách mạng 4.0 vừa chạm ngõ, nhiều quốc gia đã quan tâm và thay đổi định hướng giáo dục để chuẩn bị nguồn nhân lực làm chủ cuộc cách mạng này.
Khảo sát tại Australia do Real Insurance thực hiện vào tháng 6/2018 cho thấy 42% người được hỏi cho biết chương trình học hiện tại không đầy đủ, 23,2% nói rằng những hiểu biết cơ bản bị thiếu hụt và 30% không tự tin rằng trẻ em đang được chuẩn bị cho công việc trong tương lai.
Cuộc khảo sát kết luận nhiều phụ huynh tại Auatralia thấy lo lắng về độ phù hợp của hệ thống giáo dục với nhu cầu của nơi làm việc trong tương lai.
Ở Singapore, Ng Chee Meng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục, nhấn mạnh sự cần thiết cho năng lực thế kỷ XXI như tư duy phản biện và sáng tạo và các kỹ năng mềm như giao tiếp và nhận thức văn hóa.
Khi nhiều nước còn đang loay hoay tìm cách thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo để phù hợp với thời đại công nghệ số, các nhà giáo dục ở New Zealand đã sớm đẩy mạnh và tập trung việc giáo dục chuẩn bị cho tương lai.
TS David Parsons, Phó giáo sư tại ĐH Massey ở Palmerston North, giải thích về giáo dục chuẩn bị cho tương lai: “Chương trình khuyến khích học sinh nhìn về tương lai bằng cách khám phá những vấn đề quan trọng nhưng chưa từng xuất hiện ở hiện tại”.
Trong bảng xếp hạng “Chỉ số chuẩn bị cho tương lai” được công bố trên trang web về xếp loại chất lượng giáo dục Times Higher Education (tháng 9/2017), hệ thống giáo dục New Zealand chiếm vị trí số 1.
Chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai nhấn mạnh những lĩnh vực chính yếu mà nền giáo dục các nước cần phải đầu tư, bao gồm phương pháp dạy và học theo dự án (thay vì theo từng môn học riêng lẻ), mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, và xây dựng chương trình học trên nền tảng công nghệ.
Đơn cử học sinh lớp 1 ở New Zealand đã được học bộ môn công nghệ thông tin, nhằm đảm bảo các thế hệ tiếp theo sẽ thông thạo công nghệ, chứ không dừng lại ở mức hiểu biết tương đối.
Học sinh cũng được tiếp xúc nhiều giáo dục STEM để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo. Đây có thể là cách mà New Zealand vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai và cũng là những kỹ năng phòng vệ mà họ chuẩn bị cho người trẻ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
New Zealand hiện là quốc gia sở hữu nền giáo dục đẳng cấp thế giới:
– Thuộc Top 3 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về Chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai
– Cả 8 trường Đại học đều nằm trong Top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới
– Cơ hội visa làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế
Độc giả có thể đăng ký tham dự Triển lãm Giáo dục New Zealand để nắm bắt cơ hội thành công cho tương lai ở TP.HCM ngày 23/3 tại KS Sheraton Saigon tại đây và ở Hà Nội ngày 24/3 tại KS Melia tại đây