Những ngày gần đây, người dân cả nước rất hoang mang và bức xúc với vụ việc hơn 200 trẻ xác định bị nhiễm sán lợn tại Bắc Ninh vào ngày 17/3 vừa qua. Có thể nhận thấy rằng đa số các nước trên thế giới nói chung đều có tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy vậy, cách các nước đối mặt và xử lí vấn nạn này ở mỗi nước lại khác nhau.
Từ việc mất an toàn vệ sinh tại nước ta…
Không riêng gì tại Bắc Ninh, ở Việt Nam, những vụ việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã xảy ra trong rất nhiều năm nay, ví như vụ việc 352 học sinh tiểu học nhập viện vì sán cá tại Ninh Bình năm 2018 hay rau củ thối rữa vào trường tiểu học Lý Nhân (Vĩnh Phúc) năm 2017.
Chính quyền cũng đã đưa ra các biện pháp xử lí, cảnh cáo nhưng dường như chưa đủ tính răn đe khi hầu như tháng nào cũng có những vụ thực phẩm bẩn gây chấn động dư luận trong nước. Việc ngăn chặn các loại thực phẩm bẩn còn gặp nhiều khó khăn khi nhiều hộ kinh doanh buôn bán vẫn còn vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng, còn người dân vẫn còn thói quen ăn các loại thức ăn chưa chế biến kĩ càng.
Đến nhìn ra thế giới
Nhìn ra các nước khác, các loại sán: sán lợn, sán cá và sán dây bò đã hoành hành tại rất nhiều châu lục trên thế giới trong quá khứ. Tại châu Phi, sán lợn vẫn đang cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người mỗi năm. Tại châu Âu và châu Mỹ những năm 1800, việc chưa biết cách đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm khiến các loại sán và giun đã tước đi sinh mạng của hơn 2 triệu người dân.
Hiện tại có lẽ chỉ còn châu Phi là ít tiến bộ nhất trong việc xử lí vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi các châu lục khác như châu Âu và châu Mỹ đã đưa ra những biện pháp xử lí, ngăn chặn việc thực phẩm bẩn tràn vào nước họ từ những năm rất sớm của đầu thế kỉ 19, và tỉ lệ người chết vì thực phẩm bẩn của các nước ở 2 châu lục này thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Chúng ta nhận thấy Việt Nam còn rất nhiều thiếu sót trong khâu quản lí và giáo dục người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhìn ra các nước phát triển. Không thể khẳng định 100% các nước tiên tiến không có tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng chính quyền tại các nước đã áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt nhất để hạn chế tối đa việc thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Một số biện pháp có thể kể ra như là:
- Đưa các bài giảng về vệ sinh an toàn thực phẩm vào các trường phổ thông, đại học và trong các khóa học ngoài giờ học chính
- Tại Singapore, để mở quán ăn hay xe thực phẩm lưu động, bạn phải học qua nhiều lớp và có bằng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đưa ra mức phạt rất nặng nếu phát hiện ra hành vi gây tổn hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Đơn cử tại Anh, đã từng có một hộ kinh doanh nhỏ lẻ bị phạt tới 9.900 bảng Anh vì dư lượng thuốc trừ sâu của hộ đó vượt qua mức cho phép chỉ 1%
Theo bạn Linh Nguyễn, một du học sinh đang theo học tại trường City University of Seattle, Mỹ, chia sẻ: “Các đơn vị cung cấp thực phẩm ở Mỹ luôn phải chứng minh được nguồn gốc thực phẩm đưa vào để chế biến, đảm bảo được các dụng cụ chế biến ở điều kiện vệ sinh tốt nhất trước khi được phép đấu thầu vào các nhà ăn, canteen tại các trường cấp 3 và đại học ở Mỹ”. Do đó, việc xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sán lợn tại Bắc Ninh hay sán cá tại Ninh Bình là gần như không có.
Nỗi lo của các phụ huynh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ người nhiễm giun sán ở Việt Nam nằm từ 25%-65%, con số khá cao đối với các nước trên thế giới. Vụ việc 209 trẻ em nhiễm sán lợn tại Bắc Ninh vừa qua khiến cho nhiều gia đình ngày càng lo lắng cho cuộc sống học đường của con em mình. Đây là một trong những lí do lớn nhất khiến nhiều các bậc cha mẹ gửi con em của mình đi du học tại một đất nước khác đảm bảo được sự an toàn trong các bữa ăn, bên cạnh việc các nước có nền kinh tế phát triển và môi trường giáo dục tiên tiến.
Theo chia sẻ từ khảo sát của USIS Education, website tư vấn du học Mỹ được nhiều bạn trẻ lựa chọn tại Việt Nam, 53% du học sinh lựa chọn du học Mỹ vì môi trường giáo dục tiên tiến, 42% lựa chọn vì lý do thứ 2 là muốn học ngành hot tại nước ngoài, và lí do thứ 3 chiếm tới 40%, chính là vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ những con số trên, rõ ràng chúng ta phải giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn để có thể giữ vững niềm tin của người dân vào thực phẩm nước nhà, đồng thời giữ những nhân tài ở lại để cống hiến cho đất nước.